Thú Câu Cá ở Auckland

Nhiều lần lái xe dọc bờ biển tôi cũng thấy lắm người câu cá nhưng để ý khá lâu cũng chẳng thấy ai câu được con nào cảù. Motả lần gia đình tôi đi dạo dọc theo bờ biển Mission Bay Auckland, chào hello một người đang câu cá không quen biết. Thấy vui vẻ chúng tôi đứng lại nói chuyện trời trăng mới biết anh ta cũng là dân tứ xứ đến đây chứ không phải dân địa phương. Anh ta gốc ở Croatia. Nhìn vào cai xô thì không thấy con cá nào, hỏi anh ta câu có cá không. Anh ta bảo là hồi nảy có câu được một con lươn lớn rồi thả nó xuống biển lại rồi.

Ba năm trước, anh Sen, một anh bạn sồn sồn, tự nhiên say mê câu cá. Chị Sen bảo là không có thứ bảy nào anh ta ở nhà. Cả năm sau anh ấy mới rủ tôi đi câu một chuyến cho biết, câu từ bờ chứ không phải câu trên tàu. Chúng tôi phải lái xe hơn hai tiếng đồng hồ theo đường từ Auckland đến Coromandel. Chặn cuối dài khoảng 50 km từ Thames dọc theo bờ biển đến Coromandel thật là đẹp. Dọc bờ đá tôi cũng thấy có nhiều người câu cá. Nhưng chúng tôi cứ tiếp tục đi đến chổ anh bạn tôi bảo là có cá. Tới nơi, xuống xe rồi phải đi bộ khoảng 2 cây số, băng qua 500 m bờ đá ghồ ghề mới đến chổ câu cá. Chổ này có cá vì gần mussel farm và là chổ anh thường câu được nhiều cá snapper.

Cá snapper là loại cá giông giống cá hồng ở Việt nam nhưng lớn hơn và ngọt thịt hơn. Cá snapper được dân Kiwi và dân Nhật thích, nên khá đắt tiền. Chín năm trứơc đây khi tôi mới trở lại NZ, mỗi người được phép câu 30 con cá snapper một ngày. Nhưng vài năm sau, số lượng này giảm xuống còn 15 con, rồi cuối cùng còn 9 con. Ở NZ, câu hay đánh cá thương mại thì phải mua quota. Còn câu cá amateur hay giải trí thì chỉ được bắt trong giới hạn 9 con snapper một ngày và không được bán cá mình bắt được. Luật đánh cá NZ cũng không cho câu cá snapper ngắn hơn 27cm. Những loại cá khác thì không có giới hạn số lượng. Nhưng có một vài loại cá phải lớn hơn cở tối thiểu quy định. Chẳng hạn như cá King Fish thì phải dài tối thiểu là 65 cm. Nếu ai bị phát giác bắt nhiều hơn số qui định hoặc nhỏ hơn cở quy định, thì có thể bị đưa ra toà, bị tịch thu tàu, và ngay cả xe kéo tàu.

Trở lại câu chuyện đi câu cá lần đầu ở gần Coromandel. Đến chổ coi có thế đứng thuận lợi, chúng tôi ngừng lại. Anh Sen đưa cho tôi một cần câu, chỉ tôi cách xử dụng, cách cột lưỡi câu, cách móc mồi, cách thẩy câu và cách sử dụng cái reel (trục quay cuộn dây cước).

Hồi nhỏ tôi rất thích câu sông và câu ruộng. Phải nói là mê, nhiều lần bị ông già cho ăn roi cũng không chừa. Nhưng lúc đó cái lưỡi câu có chút xíu. Cần câu là một cành tre cành trúc. Dây cước chỉ dài có 3,4 thước. Mồi lúc đó là nhái con hoặc giun và móc mồi thì không được cho đầu lưỡi câu lú ra - lở õ cá nó thấy nó sợ không dám ăn! Hoặc nó đụng phải thấy đau miệng không dám ăn! Thế mà bây giờ câu cá lại dùng mồi bằng cá. Hồi xưa mà câu được một con cá bằng con mồi này thì mừng húm rồi. Con mồi to bằng con cá nục, cá trích, ở đây gọi là pilchard chỉ để dùng làm mồi câu cá chứ không ai ăn (Trừ mấy người đảo không ngại ăn nếu nó còn tươi). Anh bạn tôi bảo phải móc mồi sao cho đầu lưởi câu lòi ra chứ không thì không dính cá.

Lần đầu thì anh Seni thẩy câu (surf cast) cho tôi. Phải thẩy xa ít nhất 30 hay 40 m thì mới khỏi bị móc rong biển và đá. Ngày hôm đó anh Sen câu cả chục con snapper. Tôi cũũng câu được một vài con. Nhưng hởi ôi! Lưởi câu tôi cứ dính rong biển và đá hoài. Vị chi hôm đó tôi làm mất khoảng 10 lưỡi câu và 10 cục chì (4 -5 ounce sinker) của anh bạn tôi.Lần nào kéo lưởi câu lên dầu không có cá mà không bị dính rong hay đá là mừng kinh khủng.

Thấy anh ta câu được nên tôi cũng ham. Về mua cần câu đi câu một vài lần nữa. Xui là hà tiện đi mua sale mà không biết thứ cần và reel nào tốt nên reel mới chỉ dùng 2 phút sau là gảy. Đem về bắt đền tiệm bán, họ gởi đi sửa thay trục mới. Lần kế tiếp cũng 2 phút lại gãy nữa. Cái thú câu cá bờ nó cũng gãy luôn.

Hồi anh Cẩm còn ở đây, thỉnh thoảng tôi ghé thăm anh Cẩm. Tôi được anh Cẩm cho ăn mì ăn liền với cá nục. Anh Cẩm có một chiếc tàu nho nhỏ và anh cũng có cái thú đi câu. Nhưng khổ cái là anh ấy chỉ câu được toàn là cá nục nên hãnh diện cho khách ăn cá nục. Được cái là khi anh Cẩm về VN, anh ấy cho tôi một bộ cần câu câu tàu còn tốt. Sau này tôi dùng cái cần này người ta cứ nói là cần câu cá mập. Không biết anh Cẩm chỉ câu được cá nục sao lại mua cái cần câu lớn như vậy!

Hai năm sau, một anh bạn khác là anh TT Long rủ tôi đi câu. Anh Long có tàu nên được câu tàu. Câu tàu thật là sướng: lưởi câu không bị dính rong hay kẹt đá. Gặp chổ có cá câu thi khỏi nói. Năm ngoái có lần anh Long rủ cả tôi và nhà tôi đi câu tàu. Có cá nhưng không được lớn lắm. Nhà tôi câu được 3,4 con, cũng thích lắm.

Anh Sen cũng thôi không đi câu bờ. Anh ấy được mấy người bạn trong sở có tàu rủ anh đi câu tàu khá thường. Khi còn chổ anh ấy rũ tôi đi. Lần đầu thì tôi không được con nào, cả bốn người tất cả chỉ được có 4 con suốt cả buổi. Lần thứ nhì tôi câu được nhiều kể cả một con snapper lớn nhất trong nhóm, đến 4- 5 kí. Cái cảm giác cá lớn cắn câu, kéo dây cước và cái cảm giác dựt lên thấy dính cá sao mà mê thế. Tôi đâm ghiền . Xui cho tôi, không quen đi biển nên bị say sóng. Say sóng cũng cứ ghiền. Tống thức ăn, dịch vị trong bao tử ra hết một hồi là thấy dễ chịu. Hơn hai lần tôi câu được cásnapper 4-5 ký. Có lúc câu được hai con cá một lúc kể cả một lần câu được một con snapper khá lớn với một con kingfish. Câu được như vậy thì về ngủ cũng nằm mơ thấy cá cắn câu.

Hè vừa rồi, anh TT Long có rủ anh chị Lê Quang Long, vợ chồng Trần Hưng Lợi và vợ chồng tôi đi câu tàu. Chị Phương vợ anh Lợi ngại sóng không đi. Nhưng hôm đó trời đẹp, gió rất nhẹ, biển êm chỉ tiếc là anh Long sợ đám này không quen biển nên chỉ đưa ra gần gần, câu chổ chỉ có cá nho nhỏ. Mồi thì hơi rục nên câu không sướng lắm. Anh Long mệt, lại không có cá nên không lấy gì làm thích. Chị Long câu được 3, 4 con cá snapper và một ít cá nục. Nhà tôi không được thấy cá cắn câu gì cả mà cứ mất mồi nên không phấn khởi như lần trước . Anh Lợi lần đàu tiên đi câu lại được 3 con snapper, kể cả con lớn nhất hôm đó. Hôm đó có đem máy chụp hình nên có chụp hình kỷ niệm.

Kẹt là muốn đi câu tàu mà không có tàu, lại chỉ rãnh ngày thứ bảy thì ít khi có dịp đi câu được. Vì vậy có lần nghe mấy người cùng câu cho biết là hồi trước họ cũng đi cầu bờ xung quanh Auckland và câu được cá lớn mặc dầu không phải là snapper mà là trevally hay kahawhai. Tôi rối rít hỏi những chổ nào. Thế rồi thứ bảy tuần nào tôi cũng xách cần đi thử những chổ họ chỉ. Chổ đầu tiên là Little Hui ở West Auckland. Từ nhà đến đó chỉ có 16 km chứ không phải gần 200 km như những lần đi với anh Sen.

Nghe nói những người đi câu chổ này có thể dẫn theo gia đình đi picnic , nên tôi bèn kéo bà xã và con gái đi theo. Dọc bờ biển bên con đường gần đến Hui, thấy có nhiều người dứng câu tôi mừng quá, bèn tính kiếm chổ đậu để câu. Bà xã và con gái phản đối quá chừng vì sát bên bờ đường, không có chổ trải rug, và một tí privacy để đọc sách hay enjoy cảnh. Tôi bèn phải chở vợ con đến chổ park đàng hoàng cách đó vài trăm thước rồi trở lại câu. Có cá cắn câu ! Hy vọng hấp dẫn. Nhưng hởi ôi, cá nó nhỏ quá. Chỉ enjoy được cái cảm giác cá riả mồi, nhưng không dựt dính được con cá nào cả. Lần này tôi dùng mồi mực khá dai nên cá con rỉa cũng không phải thay mồi nhiều. Loay hoay gần 2 tiếng đồng hồ trôi qua như gió. Tới giờ phải đưa vợ con về. Câu không được đá nhưng vẫn thích, và tiếc là phải về sớm nên quyết chí lần sau sẽ đi một mình.

Tôi đi câu tiếp ba ngày thứ bảy - dĩ nhiên là mỗi lần chừng 5, 6 tiếng đồng hồ tuỳ theo con nước chứ không phải cả ngày. Những lần sau này tôi đi xa hơn ra. Từ chổ công viên đậu xe , tôi trèo qua bờ đá xung quanh ngọn đồi khoảng từ vài trăm thước đến 1 cây số. Ba lần câu này chỉ được 3 con cá snapper bằng 2 ngón tay- Dĩ nhiên là cười khoan khoái thả lại xuống biển. Thế mới biết những lần trước không câu được là vì cá cắn câu còn nhỏ hơn nữa và chắc chắn không phải là snapper. Cá snapper dầu thật nhỏ mà cắn câu thì chi cũng bị dính. Bà xãvà mấy đứa con không hiểu tại sao câu không có cá mà tôi cứ ham đi câu như vậy. Chưa tìm được câu giải đáp vừa lòng vợ con, tôi bèn bảo là đi câu cũng là cách tập thể dục tốt nhất vì phải đi bộ leo bờ đá cả cây so rồi hưởng không khí trong lành bên bờ biển, thưởng thức cái đẹp cái yên tịnh lẫn hùng vĩ của thiên nhiên.

Gần đến ngày Easter, tôi chuẩn bị thật kỹ càng. Mua một cái reel mới ngon lành hơn 100 đô la. Tôi mua thêm chì, chuẩn bị nhiều cách cột lưỡi câu và chì... định ra chổ hôm trước thấy có người câu được trevally và cá giống cá lóc khá lớn. Chổ đó gần bờ nhưng nước sâu và nước chảy. Ngày thứ sáu Good Friday, trời có vẽ mưa muốn mưa tôi cũng bất kể. 7 giờ sáng tôi nhẹ nhàng dậy, làm cái gì cũng nhẹ nhàng không dám làm mất giấc ngũ của vợ con. 7.30 am tôi đã xách cần câu đi, tràn đầy hy vọng một ngày thành công câu được cá.

Đến nơi đậu xe xong, tôi hối hả, một cách phấn khởi vừa đi vừa chạy cả cây số qua bờ đá gồ ghể lởm chởm đến chổ có vẽ ngon lành nhất. Chưa có ai ra câu cả. Tôi khai trương ngay cái reel mới. Cá cắn câu, dựt rồi quây dây. Ai ngờ tiệâm bán reel cho dây nhiều quá làm cho dây bị kẹt mép reel. Tôi không biết cứ quay quay làm nó đứt mất. Rồi đời một cục chì và mấy lưởi câu! Cột lại chì khác lưởi câu khác. Lần này nước chảy vào, nó cứ đầy chì và mồi vào bờ đá. Cá đâu không thấy, kéo lên không được , phải kéo hết sức cho nó đứt luôn. Cứ thế cho đến trưa, vị chi là mất hết 4 cục chì. Ráng đến 2 giờ chiều hết luôn đạn ( cục chì) đành phải rút quân. Tiếc là hết chì phải rút quân chứ không phải nãn vì không được cá. Ngày hôm đó rốt cuộc trời không mưa. Tôi có đem một quyển sách để đọc trong khi chờ cá cắn câu. Nhìn trời nhìn nước, nghe sóng vỗ ầm ỉ vào bờ đá, hát nghêu ngao hoặc đọc sách cũng thú thật. Lần đó là lần cuối đi câu ở Little Hui.

Thứ bảy, bà xã muốn đi lên bờ biển Martin Bay phiá bắc xem cảnh đẹp. Trong sách quảng cáo Holiday accommodation của AA, ho nói ụ ở đó cũng là chổ câu cá lý tưởng. Nghe vậy tôi đồng ý ngay, hăng hái đưa nhà tôi đi chơi, dĩ nhiên là xách theo cần câu.

Đến bãi biển Martin Bay, đang đưa mắt nhìn tìm xem chổ nào câu cá được, chúng tôi thấy có môt cặp người Kiwi trung tuần cầm cần câu và túi xách có vẻ rành câu cá vùng này, đi ra bãi và tiến về hướng tay phải. Tôi mừng quá, sao mà may mắn thế. Tìm chổ cho bà xã ngồi comfortable đọc sách, ăn trưa xong tôi đi theo ra chổ cặp vợ chồng kia câu cá. Hôm đó, lần đầu tiên trong mấy tuần câu bờ, tôi câu được một con snapper đủ cở và vài con nhỏ phải thả lại biển. Đến 4 giờ, nước lên, tôi tiếc rẽ thu quân.

Thứ hai Easter Monday, tôi đi tìm sang Muriwai là chổ cũng có nhiều người đi câu. Đến nơi đã có nhiều người ra câu rồi, mặc dầu trời gió lớn. Trong 1 khắc đồng hồ tôi câu được một con kahawai. Nhưng chừng 2 tiếng đồnghồ sau, nước dâng lên cao, gió mạnh, sóng tạt ướt cả người, tôi bèn rút dù. Trời sớm, câu chưa đã, tôi lái xe về vùng Little Hui lại, nhưng đi tiếp thêm 6 cây số đến Whaipu. Đến đây, phải đi bộ chừng 2 cây số mới đến bờ biển. Tôi gặp nhiều người xách cần câu về, nhiều người xách cần câu ra. Trời mưa, gió mạnh có đến 50 km/ giờ cũng không làm chùn chân những người mê câu cá can trường. Tôi đi theo họ len lỏi qua rừụng cỏ cao. Ra đến bãi cát. Cát thổi ào ào tát vào mặt. Cứ kiên trì bước đi. Đàng xa đã có nhiều người câu dọc theo bờ cát. Họ đến một đồi đá. Tôi cũng theo họ vì thấy câu trên bãi cát không mấy hấp dẫn. Có cả chục người rãi rác câu ở đó. Gió rít, mưa ào, sóng đập như giận dữ. Chúng tôi cứ khoan khoái thẩy câu. Tiếc thay, tận hưởng sóng gió mưa bảo cả tiếng đồng hồ mà không được dịp thưởng thức cảm giác cá cắn câu, tôi đành lên thu dọn chiến trường đi về, không một chút nãn lòng.

Cách đây hai tuần, tôi được đi câu tàu với anh Sen một lần nữa. Lần naỳ anh Sen câu được một con Kingfish nặng đến 20 kg. Cầu câu cong vút, nhiều lần anh kéo không lên được chút nào cả mà còn bị nó kéo thêm dây đi. Chiến đấu với nó một cách sung sướng gần 30 phút anh ta mới kéo lên được tới mắt nước. Đến lúc anh bạn người đảo mới lấy cái cây móc móc nó lên tàu. Không có cây móc đó thì khó lòng đưa nó lên nổi. Nó vùng một cái dám đứt dây luôn.

Auckland quả là một nơi tuyệt vời để chơi thuyền và câu cá. Xung quanh là biển và vịnh. Cá nhiều. Nghĩ đến lúc về hưu, tôi nghĩ không còn gì sướng bằng có một chiếc tàu nhôm nho nhỏ. Khi nào trời tốt đem tàu đi câu cá. Trưa trưa có thể ghé một bãi biển trên một hòn đảo, pinic, nướng cá ăn thì tuyệt. Ai biết làm những món cá sống như người Nhật thì còn thích hơn nữa. Khí hậu Auckland khá ôn hoà, không lạnh lắm mà cũng không nóng lắm. Bão cũng ít ghé Auckland. Cảnh biển thì đẹp nhất New Zealand.

Có những lúc, có những người câu không được cá mà vẫn mê đi câu. Tại sao ? Cái gì làm họ say mê. Có lẽ đó là cái thú. Cái thú tìm tòi, kinh nghiệm những bí mật của thiên nhiên. Cá ở đâu? Lúc nào cá ăn? Làm sao câu trong chổ nước đứng, làm sao câu chổ nước chảy mạnh? Mồi nào? Hôm nay thất bại tạo nên cái thú hy vọng lần tới sẽ có kết quả hơn với kinh nghiệm mới. Nhưng cái thú thưởng thức tài nguyên thiên nhiên giàu đẹp Trời phú cho mình ở Auckland cũng không phải là nhỏ trong cái thú câu cá ở Auckland.

Mong vài năm nửa khi các bạn Ex Kiwi đến thăm NZ , tôi có dịp đưa các bạn đi hưởng cái thú câu cá tuyệt vời này. Xa hơn một chút, từ năm 2010, khi đó nhiều bạn bắt đầu về hưu, mong các bạn đến Auckland chơi một cả một mùa hè câu cá với tôi.

 

Auckland 28-5-1999

T. Nguyen.

Các tin khác cùng chuyên mục
Thú câu cá ở Canada - Cập nhật lần cuối 17/06/2009 11:53:45 SA
Câu tôm tích trên bãi biển một thú vui của tuổi thơ - Cập nhật lần cuối 17/06/2009 11:04:11 SA
Ra bè câu mực lá - Cập nhật lần cuối 17/06/2009 10:47:12 SA
Câu cá sấu - Cập nhật lần cuối 16/06/2009 10:53:08 SA
Lên núi Bà Đen câu thằn lằn - Cập nhật lần cuối 16/06/2009 10:52:55 SA
Câu cá biển ở Anh - Cập nhật lần cuối 16/06/2009 10:44:07 SA
Làng săn cá mập - Cập nhật lần cuối 16/06/2009 10:43:39 SA
Dân câu ngày nay - Cập nhật lần cuối 16/06/2009 10:42:08 SA
Đến hồ Xuân Hương buông câu - Cập nhật lần cuối 16/06/2009 10:39:50 SA
Belize thiên đường của người câu cá - Cập nhật lần cuối 16/06/2009 10:39:19 SA
Website hữu ích
Website liên kết
Mua 1 cần Tenryu, tặng 1 dây Tenryu
 
Diễn đàn câu cá 4so9
 Đồ câu nội địa Nhật bản
Diễn đàn Vietnam Angling
Trang chủ
Thư viện HFC
Video Clip
Thư viện ảnh
Thông báo từ ban chủ nhiệm
HanoiFishing
Diễn đàn
© HanoiFishing.com - Ghi rõ nguồn nếu phát hành lại thông tin từ website này.