![](http://img99.imageshack.us/img99/3535/geyang06112000237377di9.jpg)
Phố vắng, lâu lâu mới thấy một chiếc xe hơi lướt qua, lưa thưa người đi xe đạp, vui nhộn nhất là mấy toa tàu điện sơn màu đỏ chạy leng keng xuôi xuống chợ Mơ hay ngược lên chợ Bưởi.
![](http://img223.imageshack.us/img223/8980/untitledst9.png align=baseline border=0></P><P align=center><STRONG><EM> Hà Nội xưa, Ảnh:<FONT color=#008000>www.ttvnol.com</EM></STRONG> </P><P>Năm 1954, hoà bình lập lại, gia đình tôi trở về Hà Nội. Vì ba mẹ tôi chưa kịp nhận nhà do Nhà nước cấp nên mấy anh chị em chúng tôi được gửi nhờ mỗi đứa một nơi vào nhà những người họ hàng của mẹ tôi. Tôi được gửi đến sống trong đền Ngọc Sơn ở giữa hồ Gươm vì lúc đó ông ngoại tôi là chủ từ của đền. Đi qua cầu Thê Húc sơn màu đỏ chói, rẽ theo lối đi bên phải vào bên trong, qua điện thờ nơi người ta thường đến cúng bái sẽ thấy một cánh cửa gỗ trên treo tấm biển nhỏ “nhà riêng” là đúng nơi tôi đã sống suốt 2 năm 1955 – 1956 bên cạnh những người giúp việc ở đền Ngọc Sơn. Đối với một đứa trẻ 6 – 7 tuổi, hiếu động, lúc nào cũng thấy đói thì đền Ngọc Sơn thời đó thật sự là một thiên đường. Trước tiên là không bao giờ đói. Thuở ấy, người Hà Nội đi lễ rất nhiều, nhất là những người buôn bán. Ngày nào cũng có người đội mâm cúng đến đền. Mâm nào cũng có gà luộc, oản nếp, xôi, giò chả đầy tú hụ. Tôi mê nhất món oản nếp, cái oản đóng bằng xôi nếp cái thơm phức to tướng, phía dưới đáy dán một cánh hoa hồng còn tươi toả ra một hương thơm lạ, không thể nào nhầm lẫn. Khi nào đói tôi lại lẻn vào điện thờ, nấp sau bục thờ bên cạnh hai con hạc bằng đồng cao ngất đứng trên hai con rùa đá, tôi tò mò lắng nghe tiếng khấn của những người đi lễ, có người thì thầm nghe không rõ, có người nói rõ ràng, mạch lạc, kể cả tên và địa chỉ mình sinh sống như để nhắc nhở thánh thần đến tận nơi mà phù hộ! Tiếng khấn lao xao, khói hương nghi ngút, mùi hoa huệ thanh khiết, mùi thịt, xôi ngầy ngậy, tất cả bám dính lấy tôi. Đợi mọi người quay ra, tôi nhón lấy một cái oản nếp rồi lỉnh ra bờ hồ chơi. Mất một cái oản nếp chẳng ai để ý vì sau khi người đi lễ lui ra, người giúp việc trong đền vào mang mâm cúng sang phòng bên để dành chỗ cho người khác vào cúng, người này để đồ cúng lên phản theo lô, thứ nào vào chỗ nấy rồi cuối ngày báo với chủ từ để mang đi phát chẩn hay làm công quả.</P><P align=center><IMG alt=)
Đền Ngọc Sơn, Ảnh:ttvnol.com
Một hôm khác, khi đang ôm cành đa nằm chơi, tôi chợt để ý thấy những đám bọt từ dưới nước nổi lên liên tục. Quan sát mặt hồ tôi cũng thấy một vài nơi cũng nổi bọt như thế. Chờ mãi rồi cuôi cùng tôi thấy một cái mũi nhọn chọc lên mặt nước, rồi cả con rùa con nổi lên. Tôi biết chúng là rùa vì trong phòng tôi ở, mấy người giúp việc ở đền có nuôi một con rùa trong góc nhà, suốt ngày nó chỉ ngủ, không thấy bò đi đâu cả. Một lần tôi thấy đám bọt dưới nước nổi lên sùng sục chứ không lăn tăn như mọi khi. Đến khi một cái đầu to tướng như cái đấu nhô lên mặt nước thì tôi vô cùng hoàng sợ tụt vội xuống đất và chạy biến vào phòng, đóng cửa lại mà vẫn còn run. Người lớn thường doạ tôi là chớ có xuống hồ mà thuồng luồng bắt đi. Tôi không hiểu thuồng luồng là con gì nhưng rất sợ. Hôm sau ra chỗ cũ chơi, nhìn kỹ không thấy có gì lạ tôi lại leo lên cành đa quen thuộc. Thấy một búp đa thật đẹp phía trước, bóc màng ra có thể thổi phồng lên được như đám trẻ ngoài phố vẫn làm, tôi bò dần ra để hái. Khi hái được rồi, tôi say sưa ngồi bóc, thổi và quên phải quay vào. Đến khi nghe tiếng động phía dưới thì mới giật mình. Một con vật khổng lồ nhô hẳn lên mặt nước, nó to gần bằng cái phản trong phòng tôi ngủ, đen chũi. Tôi sợ run bắn người vì không biết đây là con thuồng luồng hay là con rùa to.
![](http://img207.imageshack.us/img207/2337/vhcsvh2051lm0.jpg)
<Ôm chặt lấy cành đa, tôi không dám tụt xuống vì sợ sẽ bị nó lôi xuống nước. Con rùa nhìn tôi bằng con mắt vô cảm rồi quay đi chỗ khác, bốn chân to tướng khua trong nước, nó lặn xuống. Tôi còn gặp nó vài lần nữa, cũng ở chỗ ấy, thấy nó chậm chạp, hiền lành, tôi không thấy sợ nữa. Có lần tôi bẻ oản cho nó ăn nhưng nó không hề để ý đến. Dần dần chúng tôi thân nhau, tôi nói chuyện với nó, còn nó bơi sát vào bờ cỏ, nghỉ một lát rồi từ từ lùi ra, lặn xuống. Khi ba tôi đến thăm, nghe tôi kể, ba tôi giải thích là con rùa lên bờ tìm chỗ đẻ trứng, đừng chọc phá nó. Ngày ấy rùa ở hồ Gươm nhiều lắm, chúng thường leo lên Tháp Rùa sưởi nắng hay đẻ trứng (có phải vì thế nên mới có tên là Tháp Rùa?), phía đền Ngọc Sơn thì chỉ cho chỗ tôi thường chơi là rùa lên đẻ trứng vì đó là nơi duy nhất có bờ đất phẳng. Thế rồi đột nhiên tôi không gặp lại con rùa to ấy nữa. Khoảng một tháng sau, ở chỗ tôi vẫn ra chơi hàng ngày tôi phát hiện ra một cái hố nông khá rộng, phía dưới có những mảnh trứng rùa mềm, dai, màu trắng ngà và nhiều vết chân rùa li ti quào xuống mặt đất hướng về mép nước. Nhìn những cái tăm bé tí sủi thẳng từ đáy lên cũng có thể đoán được bọn rùa con có mặt ở khắp nơi, nhiều nhất là sát chân cầu Thê Húc. Những cái chân cầu choãi ra như bị vòng kiềng, trông thật buồn cười. Sau này, khi đang học ở Châu Âu, tôi nghe tin người ta đã phá ổ con rùa lấy trứng và dùng xà beng giết chết con rùa khổng lồ tội nghiệp ấy rồi. Còn bây giờ, đúng 50 năm sau, hình như trong hồ Hoàn Kiếm chỉ còn có 1 con rùa duy nhất với thương tích đầy mình.
![](http://img100.imageshack.us/img100/7231/images540941a3nf4.jpg)
Rùa hồ gươm,Ảnh:cart6.kaist.ac.kr
Đúng là những năm tháng sống trong đền Ngọc Sơn tôi chưa hề biết câu cá bắt tôm nhưng chính mặt nước hồ Gươm và những loài cá, tôm, rùa ở đó đã gieo vào lòng tôi một ấn tượng gần gũi, quen thân. Kỷ niệm ấy theo tôi suốt đời.